1. Du lịch Huế
Bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc: 3 loại bánh này là những món ăn rất đặc trưng của khu vực miền Trung nước ta. Nhưng khi
du lịch Huế, khách du lịch sẽ nhận ra được sự đặc trưng riêng của vùng đất vua chúa này.
Bánh bèo Huế. Ảnh: khamphahue
Bánh bột lọc Huế. Ảnh: khamphahue
Bánh nậm Huế. Ảnh: khamphahue
Bún bò Huế: Không phải đơn giản mà loại bún này được
gắn với cả một địa danh. Bún bò Huế có vị chua, cay, ngọt hòa trộn với
nhau. Hương vị đặc trưng của
du lịch Huế. Những quán bún thường
có 1 nồi nhôm lớn đựng nước dùng cho bún, đặc biệt khi tiết trời vào
đông hay những ngày mưa, ngồi bên nồi nước dùng khói nghi ngút, đôi khi
hít hà vì vị chua cay từ nồi nước dùng cũng đủ làm bạn thấy mủi lòng.
Bún bò Huế. Ảnh: mixtourist
Cơm hến: Món ăn được trình bày dưới hình thức là cơm
nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp
cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên
hạt, dầu ăn chín, tiêu, bột ngọt và muối.
Cơm hến Huế. Ảnh: vinabooking
Chè cung đình Huế: Món ăn không chỉ hấp dẫn ở hương
vị tự nhiên, tinh túy từ nguyên liệu nấu mà còn ấn tượng bởi cách bài
trí đẹp mắt cùng hương thơm quyến rũ.
Chỉ hai chữ “cung đình” cũng đủ để toát lên sự tinh tế, cầu kỳ trong
cách chế biến. Khi cầm trên tay ly chè Huế, du khách bỗng trở nên chậm
rãi, nhâm nhi vị ngon, thơm, bùi, ngọt hòa quyện trong từng chén chè.
Chè cung đình Huế. Ảnh: ST
Bún chả cá: Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc
trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý
cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó rửa sạch, nạo thịt cá,
cho vào cối quết mịn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…
theo một tỉ lệ phụ thuộc vào bí quyết của người làm.
Bún chả cá Đà Nẵng. Ảnh: danang.gov
Ốc Hút là món ốc xào xả ớt. Ốc miền Trung con nào
con nấy nhỏ mà chắc thịt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… nhiều vô số kể ở
khắp nơi. Có lẽ là do sự đậm đà vốn có trong cách thức chế biến món ăn
của người Đà Nẵng đã tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn này.
Ốc hút Đà Nẵng. Ảnh: danang.gov
Mì quảng: Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không
ai trong các bạn không nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh
của vùng đất này. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm,
mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng
của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm
mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương.
Mì Quảng Đà Nẵng. Ảnh: baobaovephaplua
3. Du lịch Đắk Lắk
Cơm lam là loại cơm được nấu trong ống nứa non thơm
lừng và quyến rũ. Cơm Lam được xem là món ăn của núi của rừng bởi chắt
lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của
rừng tre nứa xanh ngút đầu non.
Cơm Lam Đắk Lắk. Ảnh: dulichtaynguyen
Món gà nướng Bản Đôn được chế biến từ giống gà thả
vườn, loại mới lớn, khoảng chừng hơn 1kg/con được ướp với các gia vị bí
truyền lấy từ tự nhiên mang hương vị đặc trưng, độc đáo.
Gà nướng Bản Đôn. Ảnh: datviettour
Cafe Buôn Ma Thuột là một thương hiệu khá nổi tiếng
về cafe đã tồn tại từ rất lâu. Bất kì du khách nào khi đến đây cũng muốn
nếm thử một lần vị cafe đậm đà do chính người dân Ban Mê pha chế.
Cà phê Buôn Ma Thuột. Ảnh: lightcoffee
4. Du lịch Phú Quốc
Hải sản: Về với biển là về với mẹ đại dương cùng
muôn vàn loại hải sản tươi ngon. Bạn dễ dàng tìm thấy nhiều loại cá,
tôm, ốc, mực lạ lùng tại chợ đêm Dinh Cậu.
Hải sản ở chợ đêm Dinh Cậu, Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Đan
Ảnh: Nguyên Đan.
Ảnh: Nguyên Đan
Gỏi Cá trích: Một trong những đặc sản nhất định phải
thử tại Phú Quốc là Gỏi Cá Trích. Thân cá nhỏ, nhưng chắc và ngọt thịt,
trộn với hành tây, rau râm, dừa bào vụn, giấm, đậu phộng, gia vị chua
chua ngọt ngọt. Một đĩa gỏi cho hai người ăn có giá trung bình khoảng
100,000đ.
Gỏi cá trích Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Đan
Ảnh: Nguyên Đan
Mật sim – Rượu Sim: Mật Sim (hay còn gọi là nước cốt
của trái sim) là một trong những loại đặc sản ẩm thực nổi tiếng của đảo
Phú Quốc. Mật Sim được lên men từ những quả sim rừng và đường cát
trắng, có thể pha thêm rượu đã làm giàu để tăng nồng độ. Trái sim dùng
làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là hồng sim.
Nhum: Trong chế biến nhum, công đoạn vất vả nhất là
cắt hết số gai tua tủa bao quanh. Nhum sau khi được “dọn” hết gai chỉ
còn lại quả cầu tròn sần sùi to cỡ quả banh tennis. Dùng dao chẻ đôi, bỏ
hết bộ lòng choáng gần hết bên trong sẽ thấy lớp thịt màu vàng đục bám
dọc bên thành “quả cầu”, đó là phần quý của con nhum.
Nhum Phú Quốc. Ảnh: phuquocnews.vn
Ảnh: phuquocnews.vn
Dân Phú Quốc có ba cách chế biến nhum. Cầu kỳ nhất là cạo hết lớp
thịt bên trong, xào sơ với mỡ tỏi và cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo
nhum với vị béo, bùi và đặc biệt có mùi thơm ngai ngái rất đặc trưng,
được xem là thức ăn bổ dưỡng, giúp nhanh lấy lại sức sau những chuyến đi
biển, những khi đi đường xa mệt nhọc.
Thế nhưng, cách ăn nhum phổ biến nhất ở Phú Quốc là cắt đôi con nhum,
nướng quanh lửa hồng. Trên bếp hồng, nhum nướng nhanh chóng tỏa mùi.
Chỉ cần nướng sơ, dùng muỗng nạo phần thịt chấm muối tiêu chanh… là sẽ
thưởng thức được thịt nhum thơm, béo.
Ghẹ Hàm Ninh: Ghẹ Hàm Ninh khá nhỏ, nhưng thịt chắc,
ăn rất thơm, ngọt đậm đà hơn hẳn các loại ghẹ khác. Hương vị rất hấp
dẫn không thua kém gì cua biển Cà Mau hay cua Huỳnh Đế của Nha Trang.
Ghẹ Hàm Ninh. Ảnh: Nguyên Đan
Ghẹ Hàm Ninh có rất nhiều cách chế biến nhưng ngon nhất vẫn là luộc
chấm muối tiêu chanh để giữ nguyên hương vị gốc của ghẹ. Ghẹ vừa đánh
bắt về, còn tươi sống, chọn những con nhỏ vừa, (không nên chọn con quá
lớn sẽ không ngon.)
Giá ghẹ là 200,000đ/kg.
Tôm Vỏ Ni: Tôm Vỏ Ni có giá tầm 300,000đ/kg. Thịt tôm cũng chắc và ngọt vô cùng. Du lịch Phú Quốc vào tháng 1 là tha hồ có tôm Vỏ Ni đầy trứng để ăn.
Tôm Vỏ Ni Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Đan
Ảnh: Nguyên Đan
5. Du lịch Đồng Tháp
Chuột đồng: Đến với Đồng Tháp, du khách khó có thể
bỏ qua các món ăn xuất phát từ chuột đồng, mà đặc biệt là Chuột đồng
khìa nước dừa. Sự thơm ngon, béo béo của nước dừa hòa quyện vào miếng
thịt dai, mềm của chuột đồng. Với hương vị như vậy, món ăn này có thể
đánh bại tất cả các du khách, dù là những người khó tính nhất.
Chuột đồng khìa nước dừa. Ảnh: hoidulich
Cháo đậu xanh rắn hổ đất: Vị cháo béo ngậy nhờ đậu
xanh và nước cốt dừa, da rắn dòn dòn, thơm phức, thịt rắn ngọt hơn thịt
gà, mùi gừng, mùi tiêu bốc lên nồng nàn. Người ăn phải chịu khó đi múc
cháo còn nóng hừng hực trên nồi mới đảm bảo được độ nóng sốt. Người bị
cảm cúm ăn chén cháo rắn đậu xanh, mồ hôi nhễ nhại, có khi khỏi cần dùng
thuốc cũng hết bệnh.
Cháo đậu xanh rắn hổ đất. Ảnh: tinfood
Cá lóc nướng cuốn lá sen non: Cá lóc nướng, một món
ăn mà khi nhắc tới thì mọi người đều nghĩ ngay tới miền tây sông nước.
Nhưng sự đặc biệt khi ăn món này tại Đồng Tháp là du khách sẽ được cuốn
với lá sen non thay vì bánh tráng. Các lóc thơm lừng, được cuộn trong lá
sen non giòn giòn, kết hợp với mắm me. Một món ăn khó cưỡng lại của quê
hương Đồng Tháp.
Cá lóc nướng cuốn lá sen non. Ảnh: Nguyên Đan
1. Du lịch Sài Gòn: Bánh tráng trộn, cơm tấm, phá lấu, kem nhãn
Bánh tráng trộn – 10.000 VND để mua được cả một trời
mĩ vị mặn, ngọt, chua, cay, béo, bùi. Không chỉ teen Sài Thành mà cả
những người ở độ tuổi U30, 40 vẫn thích món ăn vặt rẻ tiền mà dễ ghiền
này.
Bánh tráng trộn. Ảnh: dulichvietnam
1 bịch bánh tráng trộn thông thường gồm có bánh tráng, khô bò, khô
mực, đậu phộng, xoài, hành phi, nước me, ớt sa-tế, rau răm cắt vụn.
Con đường nổi tiếng với bánh tráng trộn tại Sài Gòn chính là đường
Nguyễn Thượng Hiền, Q.3. Tới đây bạn sẽ bắt gặp cả một “rừng” tiệm bánh
tráng trộn. Nhưng quán ngon và đông nhất vẫn là bánh tráng trộn “Chú
Viên” ở địa chỉ 38 Nguyễn Thượng Hiền, P. 5, Quận 3, TP. HCM.
Giá 1 bịch bánh tráng trộn ở khu này là 15.000 VND.
Cơm tấm từ lâu đã là món điểm tâm ưa thích của cư
dân Sài Thành. Mới sáng sớm mà có đĩa cơm nghi ngút khói, cộng với miếng
sườn nướng thơm lừng, ít bì béo bùi dai dai, cùng miếng chả trứng nóng
hổi, và chén nước mắm chua ngọt, thì quả là không còn gì hạnh phúc bằng.
Cơm tấm. Ảnh: amthucgiadinh
Cái tạo nét đặc biệt của cơm tấm chính là… hạt tấm dùng để nấu cơm.
Hạt tấm khô hơn cơm bình thường, nhưng độ khô vừa phải, lại hơi cứng
cứng, hòa lẫn với thịt chả nước mắm, tạo thành một món ăn khó có thể
cưỡng lại.
Giá 1 đĩa cơm tấm trung bình khoảng 25.000 – 30.000 VND.
Phá Lấu cũng là một trong những món ăn vặt không thể bỏ qua khi bạn
du lịch Sài Gòn.
Chính cái béo bùi của bao tử, phèo, gan, cộng với cái giòn giòn của
thanh long, lỗ tai đã làm mê mẩn biết bao tâm hồn ăn uống. Nước phá lấu
cũng được chế biến vừa ăn để có thể ăn kèm bánh bì hoặc mì gói. Vì vậy
mà phá lấu bây giờ vừa là món ăn vặt, lại như một món ăn no.
Phá lấu. Ảnh: huynhthinga
Khu phá lấu nổi tiếng ở Sài Gòn chính là quận 4. Giá phá lấu ở đây dao động trong khoảng 15.000 – 17.000 VND/chén.
Kem nhãn Sài Gòn nổi tiếng vì trong kem có lẫn trái
Nhãn chứ không phải hương liệu gì cả. Kem nhãn thường ăn kèm với đậu
phộng hoặc bánh quế, đậu phộng thì hơi mằn mặn. Giá món kem này cũng khá
bình dân, chỉ 12.000 VND/ly/viên.
Kem nhãn. Ảnh: anywhere
Bạn có thể ăn món kem nhãn thần thánh này tại Kem Nhãn Chú Tám – Địa chỉ Số 2 Trương Hán Siêu, Q.1.
2. Du lịch Vũng Tàu: Bánh khọt, bánh bông lan trứng muối, lẩu cá đuối, Kem Alibaba
Bánh khọt: Nhắc đến Vũng Tàu ai cũng nói đến bánh
khọt Gốc Cây Vú Sữa, nhưng người Vũng Tàu thường ít ăn ở quán này, phần
vì mắc, phần vì du khách ăn nhiều nên chờ đợi mất nhiều thời gian. Bánh
khọt Vũng Tàu nổi tiếng với cái béo giòn của vỏ bánh và vị mằn mặn của
tôm, ăn chung với nước mắm chua ngọt.
Bánh khọt Vũng Tàu. Ảnh: wegotoday
Gợi ý: Quán Bà Hai (quán không đề bảng, gọi theo tên của chủ quán)
Địa chỉ: 376/27 đường Lê Lợi, Tp. Vũng Tàu (gần Ngã tư Bến Đình)
Giá: 20.000 VND/11 cái
Bánh bông lan trứng muối: Vị mặn mà bùi bùi của
trứng muối, quyện lẫn với vị ngọt dịu của bánh bông lan, thơm mùi bơ,
người lớn hay trẻ con đều yêu thích.
Bánh bông lan trứng muối. Ảnh: wegotoday
Quán nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu là quán Gốc Cột Điện. Giá bán cũng
khá mềm: 25.000 VND/hộp hoặc phô mai hoặc trứng muối. 30.000 VND/hộp đặc
biệt có cả phô mai và trứng muối.
Lẩu cá đuối: Đường Trương Công Định ở Vũng Tàu nổi
tiếng với món lẩu cá đuối. Đây là 1 món ăn khá bình dân và nghiễm nhiên
trở thành đặc sản của Vũng Tàu mỗi khi du khách dừng chân tại thành phố
này.
Lẩu cá đuối. Ảnh: wegotoday
Khu Trương Công Định có khá nhiều quán, nhưng quán nổi tiếng nhất nằm
ở địa chỉ 40 Trương Công Định, quán Hoàng Minh. Lẩu có đuối có 3 giá
130.000 – 170.000 – 200.000 VND.
Trong những ngày trời mưa lả tả mà ngồi nhâm nhi bên nồi lẩu cá đuối thì đúng là thiên đường.
Kem Alibaba: Kem Alibaba là 1 kios nhỏ ngay dưới
chân cáp treo. Chủ quán là 1 anh Tây sống ở Việt Nam đã 12 năm, rất rành
tiếng Việt. Kem ống là 20.000 VND – 1 viên kem – 1 mùi. Kem ly là
28.000 VND – 2 viên kem – 2 mùi. Kem ở đây cực dẻo, béo, thơm. Kem trái
cây như là dâu, chanh dây thì có vị chua chua rất vừa ăn. Kem mùi nào ra
mùi đó, rất chất!
Kem Alibaba. Ảnh: wegotoday
3. Du lịch Hà Nội: Phở, bún chả, bún đậu mắm tôm, xôi
Phở: Sẽ không nói quá, khi nói rằng phở Hà Nội chính
là một trong những món ăn mang thương hiệu Việt Nam được biết đến trên
toàn cầu. Phở có thể xuất hiện ở nhiều nơi. Nhưng, nơi mà thực khách có
thể thưởng thức hương vị phở một cách tinh tế nhất, chỉ có thể ở Hà Nội…
Phở Hà Nội. Ảnh: sukienhomnay
Không “chào đời” ở thủ đô, nhưng món phở lại trở thành tinh hoa và
cực nổi tiếng ở mảnh đất này. Nếu là người mới tới Hà Nội, chắc chắn bạn
cần một “bản đồ” để tìm được những quán phở trứ danh.
Bún chả: Giống như phở, bún chả là một món ăn rất
phổ biến ở Hà Nội. Vẫn là những thành phần quen thuộc như bún, thịt,
rau, nước mắm,… nhưng bún chả Hà Nội với những lát thịt nướng cháy xém
viền, những viên chả băm nhuyễn vàng ươm thơm lừng, thêm vài miếng đu đủ
xanh đã làm mê mệt du khách khi đến đây.
Bún chả Hà Nội. Ảnh: nghethuatamthuc
Bún đậu mắm tôm, một món ăn dân dã nhưng cũng không
kém phần hấp dẫn. Với thành phần chính là bún, đậu rán, mắm tôm, rau
thơm và thêm vài cuốn chả giò, nếu bạn từng thưởng thức món ăn với mùi
vị đặc biệt như thế này thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên.
Bún đậu mắm tôm. Ảnh: ananvietnam
Xôi: Đã từ rất lâu rồi, xôi là một trong những tinh hoa của
ẩm thực Việt Nam.
Xôi là món ăn được kết hợp từ nếp với nhiều loại nguyên liệu khác, để
tạo nên sự đa dạng, như là xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi bắp…
Xôi Hà Nội. Ảnh: nauanngon
4. Du lịch Quảng Ngãi: Ram bắp, Don, Gỏi tỏi Lý Sơn, cá bống sông trà
Ram bắp: Là món ăn bình dân, dễ làm, ram bắp Quảng
Ngãi không chỉ là món ăn đặc biệt của người bản xứ mà nó còn được người
dân nhiều miền biết đến. Tại nhiều buổi tiệc lớn, món ram bắp trở thành
món chủ đạo được nhiều người ưa chuộng.
Ram bắp Quảng Ngãi. Ảnh: baoquangngai
Don không dễ kiếm. Don chỉ xuất hiện trong khoảng
tháng 4, 5 khi tiết trời khô hanh. Chính vì ngon và hiếm nên don trở
thành món khoái khẩu của bà con vùng sông nước Trà Khúc. Don có thể làm
được nhiều món như là don xào, hoặc là cho vào nước luộc, ăn cùng bánh
tráng.
Don. Ảnh: eva
Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, trộn chua
ngọt với lạc rang. Gỏi ăn kèm nước sốt và bánh tráng. Gỏi tỏi được chấm
với nước sốt, xúc cùng miếng bánh tráng dày, chưa đưa lên miệng đã nghe
hương vị thơm nồng. Nhấm nháp nghe cay cay, nuốt xuống bụng nghe ấm ấm
của vị tỏi thì còn gì khoái bằng.
Gỏi tỏi Lý Sơn. Ảnh: lyson
Cá Bống sông Trà nổi tiếng khắp các vùng miền cả
nước có rất nhiều ở vùng sông Trà Khúc – con sông dài nhất Quảng Ngãi.
Cá Bống có nhiều loại gồm bống mú, bóng vồ, bống nhọn, bống găm, bống
cát, trong đó loại bống cát có mình màu vằng ươm, thịt chắc là ngon
nhất, đặc biệt là đem cá nấu mặn, kho tiêu thì ngon hơn nữa.
Cá bống sông Trà. Ảnh: dacsanquangngai
5. Du lịch Nha Trang: Bún chả cá, ném nướng Ninh Hòa, Bánh căn
Bún chả cá. Đối với người dân Nha Trang thì món bún
chả cá là một món ăn rất gần gũi. Nó giống như món phở ở Hà Nội. Có rất
nhiều vùng miền tại Việt Nam bán bún chả cá, nhưng khi đến Nha Trang, du
khách sẽ cảm thấy mùi vị rất riêng, một nét đặc trưng của Nha Trang bởi
sợi bún nhỏ, chả cá dai và đậm đà.
Bún chả cá Nha Trang. Ảnh: dulichgiasieure
Nem nướng Ninh Hòa: Một món ăn đặc sắc nữa không thể không thử khi
du lịch Nha Trang
là nem nướng. Nem nướng có xuất xứ từ Ninh Hòa nhưng ngày nay đã trở
thành món ăn phổ biến ở Nha Trang và trở thành món ăn mà bất kì khách du
lịch nào cũng hào hứng muốn được khám phá.
Nem nướng Ninh Hòa. Ảnh: amthuc365
Bánh Căn: Tuy không nổi tiếng bằng Bún chả cá và Nem
nướng Ninh Hòa, nhưng banh căn có một nét rất riêng, đó chính là những
động tác đổ bánh, đậy nắp và múc banh rất nhanh của người bán. Chắc chắn
rằng, điều này sẽ làm cho du khách hết sức ngạc nhiên.
Bánh căn Nha Trang. Ảnh: nhatrangresort247
6. Du lịch Cà Mau: Bánh tằm cà ri, Lươn um lá nhàu, lẩu mắm U Minh, Ba khía Rạch Gốc
Bánh tằm cà ri là một món đặc sản của vùng đất Cà
Mau. Chỉ cần một lần thử món bánh tằm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp
điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.
Bánh tằm cà ri. Ảnh: langmanmientay
Lươn um lá nhàu: Lươn um kết hợp lá nhàu được ví như
là “sâm đất” quả không ngoa tí nào, vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc
có tác dụng chữa các chứng mụn nhọt, trị sốt, trị đau lưng, mát gan.
Lươn um lá nhàu. Ảnh: alobacsi
Lẩu mắm U Minh: Lẩu mắm đã trở thành món không thể
thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến
đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng
lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê
hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U
Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào
quên.
Lẩu mắm U Minh. Ảnh: dulichcamau
Ba Khía Rạch Gốc: Rạch Gốc thuộc xã Tân Ân, huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp
hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một
món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: Ba khía.
Ba khía Rạch Gốc. Ảnh: hoanggiaspa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét